Can thiệp trẻ tự kỷ – Phương pháp PECS

Phương pháp PECS

Sự thiếu hụt về giao tiếp là biểu hiện rõ ràng của bệnh tự kỷ, điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như chính quá trình can thiệp chăm chữa của trẻ. Chính vì vậy trong bất kỳ một chương trình can thiệp trẻ tự kỷ nào, mục tiêu bù đắp thiếu hụt về giao tiếp của trẻ đều không thể thiếu. Khi trẻ có thể giao tiếp và thể hiện nhu cầu của mình, thông thường các hành vi có thể giảm nhẹ và trẻ trở nên vui vẻ hơn. Một phương pháp hỗ trợ cho ngôn ngữ trong giao tiếp và góp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ rất hiệu quả thường được sử dụng trong can thiệp trẻ tự kỷ là phương pháp PECS.

Chia sẻ của An Nam

PECS là một công cụ quan trọng trong can thiệp trẻ tự kỷ với mục tiêu đầu tiên là giúp trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn của mình thông qua hình ảnh và dần dần hình thành ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ giao tiếp tốt hơn. PECS đã được các nước Âu, Úc, Mỹ sử dụng rất phổ biến trong luyện tập giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng phương pháp này đã giúp cải thiện cho trẻ tự kỷ rất nhiều về giao tiếp. Theo Đánh giá kết quả áp dụng hệ thống giao tiếp bằng tranh (PECS) để dạy trẻ tự kỷ tại khoa Tâm bệnh của Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2011, sau 6 tháng sử dụng PECS để can thiệp trẻ tự kỷ, khả năng tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi của trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt. Trẻ tăng khả năng chú ý chung, giao tiếp mắt, hợp tác hơn khi học, mức độ giao tiếp chuyển từ giai đoạn tự phát sang giai đoạn yêu cầu, hành vi xung động và định hình ở trẻ đã giảm nhiều. Vậy PECS là gì và tại sao PECS lại có tác dụng cải thiện giao tiếp như vậy trong can thiệp trẻ tự kỷ?

1. PECS là gì?

PECS (Pictures Exchange Communication System) là hệ thống giao tiếp bằng trao đổi tranh của hai tác giả là Andy Bondy và Lori A.Frost (Mỹ) được nêu ra và áp dụng tại Mỹ từ năm 1994. Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng việc sử dụng thẻ hình cho giao tiếp. Khi trẻ tự kỷ chưa có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bị hạn chế, hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác. Hình ảnh lúc này là trung gian để chuyển tải thông tin diễn ra mối quan hệ tương tác giữa trẻ tự kỷ và người lớn.

PECS là một bước đệm để giúp giao tiếp hiệu quả. Trẻ sẽ hiểu rằng khi trẻ đưa hình ảnh của chiếc thìa, trẻ sẽ nhận được một chiếc thìa. Dần dần trẻ sẽ học được cách sử dụng xâu chuỗi các thẻ ảnh lại với nhau để tạo thành một câu nói hoàn chỉnh hơn. Đây chính là tiền đề để trẻ phát triển ngôn ngữ bằng lời nói.

2. Thực hiện phương pháp PECS

PECS được tiến hành dạy theo 6 bước từ đơn giản đến phức tạp tùy theo khả năng nhận thức và mức độ giao tiếp của trẻ tự kỷ. Nguyên lý của PECS dựa vào phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA – Applied Behaviour Analysis và khả năng học bằng thị giác của trẻ tự kỷ. Các bước của PECS dựa trên liệu pháp hành vi như củng cố, sửa sai và khái quát hóa:

Bước 1: Trẻ học giao tiếp bằng cách trao những bức tranh riêng lẻ. Mục tiêu: Khi trẻ thấy đồ vật rất thích, trẻ lấy tranh, đưa cho đối tượng giao tiếp và sẽ bỏ tranh vào trong tay của đối tượng giao tiếp.

 

 

Bước 2: Tạo khoảng cách. Mục tiêu: Trẻ tìm cuốn tập, lấy tranh ra, đến gần đối tượng giao tiếp, gây sự chú ý, bỏ tranh vào trong tay của đối tượng.

Bước 3: Phân biệt tranh. Mục tiêu: Trẻ xin đồ vật bằng cách đến gần cuốn tập, chọn đúng tranh, đến gần đối tượng giao tiếp, và đưa tranh cho người ấy.

Sau đó trẻ sẽ kết hợp các bức tranh khác nhau xếp thành câu có cấu trúc ngữ pháp:

Bước 4: Tạo mẫu câu. Mục tiêu: Trẻ xin đồ vật bằng nguyên câu. Trẻ dính tranh đồ vật trên miếng đặt câu (có tranh ‘cho con’ sẵn), lấy miếng đặt câu, và đưa đối tượng giao tiếp. Thông thường, trẻ sẽ có nhiều hơn 20 tranh mà trẻ có thể giao tiếp được với nhiều người khi qua với giai đoạn này.

Bước 5: Trả lời trẻ muốn gì. Mục tiêu: Trẻ tự xin đa dạng đồ vật và trả lời câu hỏi “Con muốn gì?”.

 

 

Bước 6: Bình luận. Mục tiêu: Trẻ trả lời câu hỏi “con muốn gì?”, “con thấy gì?”, “con có gì?”, “con nghe gì?” và “cái gì?” Ðồng thời trẻ chủ động xin và bình luận.

PECS có thể dùng trong mọi môi trường khác nhau, giúp thúc đẩy sự chủ động khởi xướng giao tiếp và phát triển lời nói

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

3. Ưu, nhược điểm của PECS

Ưu điểm: PECS nhằm phát triển cảm xúc thay vì phát triển trí tuệ, rất rõ ràng và khuyến khích trẻ chủ động tương tác. Quan trọng nhất với PECS cha mẹ đóng vai trò chính trong việc trị liệu và hoàn toàn có thể chủ động giúp con ở nhà.

Nhược điểm: PECS không dạy cách học theo yêu cầu của người lớn, ban đầu hơi khó tương tác với trẻ, cần nhiều thời gian chuẩn bị tài liệu và hình ảnh. Thêm vào đó, PECS chỉ tập trung vào khả năng giao tiếp, không phải chương trình bao gồm các lĩnh vực xã hội, vận động….

 

 

Dù PECS được coi là phương pháp có nhiều ưu thế nhất áp dụng đối với tuổi mẫu giáo (do việc học có hỗ trợ trực quan – phù hợp với trình độ phát triển nhận thức và phát triển của não bộ của trẻ) nhưng để phát huy hiệu quả, PECS thường được áp dụng khá linh hoạt và kết hợp với nhiều phương pháp khác. Đặc biệt đối với trẻ tự kỷ, có rối loạn về hành vi… tức là những đối tượng trẻ không chỉ có hạn chế về phát triển ngôn ngữ mà thông thường còn gặp một số khó khăn khác như cảm giác, khả năng vận động… nên việc kết hợp giữa PECS và các phương pháp khác như phương pháp ABA, RDI, Sensory therapy (Điều hòa cảm giác) hay Play ground (Vui chơi/giải trí)… trong can thiệp trẻ tự kỷ sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Gọi điện thoại
0963779007
Chat Zalo