Nỗi đau của vợ khi sống với người chồng vũ phu
Có rất nhiều người vợ hiện nay là nạn nhân của bạo lực gia đình. Có những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong nhà không thể giải quyết được. Những bức xúc không thể giải tỏa, bực tức, khó chịu, say xỉn cũng dễ dẫn đến xô sát về thể xác giữa vợ chồng hay con cái. Cùng tìm cách đối phó với người chồng vũ phu.
Chia sẻ của An Nam
Thường trong gia đình thì người vợ hay con cái chính là người phải chịu hậu quả từ chồng. Việc nhẫn nhịn chịu đựng của người vợ càng làm cho người chồng thể hiện ra sự vũ phu của mình. Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh đó thì cần làm gì để giải quyết vấn đề này?
1. Không chịu đựng khi bị bạo hành
Người phụ nữ Việt Nam luôn được xem là những người biết chịu đựng, nhẫn nhịn nhất là trong chuyện hôn nhân. Chính vì thế, đôi lúc chính sự cam chịu ấy lại đẩy người phụ nữ vào hố sâu của sự đau khổ.
Người ta nói phụ nữ may mắn thì chọn được chồng tốt, còn không thì phải sống cuộc đời bất hạnh. Quả thực, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Có người thì hạnh phúc, sung sướng khi có người chồng tốt, người biết yêu thương chăm sóc vợ con. Còn có người thì bị phụ bạc.
Nạn bạo lực gia đình……………………………………..
Nhưng khi chịu đựng quá lâu thì bản thân người vợ sẽ phải chịu đựng những bất hạnh mà thôi. Chồng bạn là người đụng đến là tay đấm chân đá, chồng bạn là người hay rượu chè, chồng bạn là người nóng nảy gia trưởng hay đánh chửi vợ con… Hết lần này đến lần khác bạn bị bạo lực nhưng vẫn âm thầm im lặng chịu đựng, điều đó càng làm cho anh chồng bạn tiếp tục làm điều đó thôi.
Nếu muốn ngăn chặn tình trạng này diễn ra trong gia đình bạn thì mỗi lúc như vậy bạn không nên chịu đựng nữa. Bạn cần lên tiếng để bảo vệ bản thân mình hoặc tránh đi khi chồng bạn nổi giận. Điều đó sẽ giúp cho bạn tránh được nạn bạo lực gia đình tạm thời ngay tại thời điểm đó hay lâu dài cũng vậy.
2. Nói chuyện khi bình tĩnh
Trong lúc nóng giận bạn càng nói thì cả hai càng to tiếng với nhau. Khi cả hai không ai nhường ai thì chỉ khiến câu chuyện lên đến đỉnh điểm. Từ đó, khi anh ấy bực tức hơn nữa thì chuyện xô sát là điều đương nhiên.
Chính vì vậy, sau khi mọi chuyện qua đi, cả hai đều nguôi ngoai thì bạn hãy nói chuyện thẳng thắn với anh ấy. Cả hai cùng ngồi lại với nhau để nói chuyện, chỉ ra cái đúng và cái sai của hai người để cùng sửa đổi.
3. Nhờ gia đình nội – ngoại góp ý
Khi mọi chuyện xảy ra, bạn không biết làm cách nào để giải quyết chuyện đó. Đôi khi còn ngại và vì danh dự của gia đình nên không muốn cho ai biết. Nhưng nếu bạn cứ chịu đựng thì người thiệt thòi là bạn thôi.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Dù anh chồng có người như thế nào thì anh ấy cũng sẽ nể bố mẹ bạn hay nghe lời bố mẹ anh ấy. Khi bạn không thể nói được hay có nói cũng không giải quyết được vấn đề gì thì bố mẹ chính là chỗ dựa để bạn dựa vào, là lá chắn để đứng ra bảo vệ và bênh vực bạn.
4. Dừng lại khi không thể vượt qua
Khi mọi chuyện không thể giải quyết dù là cách nào đi nữa, bạn cảm thấy mệt mỏi và không muốn tiếp tục thì hãy suy nghĩ đến việc dừng lại. Dừng lại để giải thoát cho nhau, dừng lại để thoát khỏi cảnh bị hành hạ như vậy.
Với một người chồng chỉ biết dùng hành động để giải quyết cảm xúc thì dù bạn có còn yêu còn thương anh ấy thì bạn sẽ không bao giờ được hạnh phúc khi ở bên cạnh họ. Nếu thật sự yêu thương, thật sự trân trọng bạn thì họ sẽ không bao giờ cho bạn một cuộc sống như bạn mong muốn.