Quản lý thời gian
Thời gian là một nguồn lực không thể tái tạo được và thường được ví là vàng là bạc, là cuộc sống của mỗi người. Có nhiều người cho rằng: thời gian là sự tuần hoàn, hết xuân này lại đến xuân khác, chứ nó cũng chẳng mất đi đâu. Thế nhưng, tuổi tác của con người lại không bao giờ có sự tuần hoàn như vậy. Người ta ước chừng tuổi thọ của mình là 70 thì bạn chỉ có 36.792.000 phút cho cả cuộc đời. Vậy trung bình bạn có 1440 phút cho bạn trong một ngày. Nghĩ là nhiều nhưng thật ra nó rất ít, cứ mỗi phút trôi qua là bạn đang mất đi một thứ gì đó. Tư vấn An Nam xin chia sẻ kỹ năng quản lý thời gian với bạn đọc.
Chia sẻ của An Nam
Thời gian là một nguồn lực không thể tái tạo được và thường được ví là vàng là bạc, là cuộc sống của mỗi người.
Có nhiều người cho rằng: thời gian là sự tuần hoàn, hết xuân này lại đến xuân khác, chứ nó cũng chẳng mất đi đâu. Thế nhưng, tuổi tác của con người lại không bao giờ có sự tuần hoàn như vậy. Người ta ước chừng tuổi thọ của mình là 70 thì bạn chỉ có 36.792.000 phút cho cả cuộc đời. Vậy trung bình bạn có 1440 phút cho bạn trong một ngày. Nghĩ là nhiều nhưng thật ra nó rất ít, cứ mỗi phút trôi qua là bạn đang mất đi một thứ gì đó.
Chúng ta thường lãng phí thời gian quá nhiều cho những điều không cần thiết. Nguyên nhân của nó là gì vậy? Đó là kết quả của tình trạng làm việc không có kế hoạch. Không có mục đích rõ ràng. Đặt ra quá nhiều mục tiêu nhưng không thể giải quyết hết, vội vàng. Hay là tình trạng chính bản thân chúng ta đang giám sát quá chặt chẽ những công việc nhỏ nhặt. Và cũng có thể là khi chúng ta lo lắng thái quá cũng là nguyên nhân dẫn đến việc lãng phí thời gian.
Sau đây, Tư vấn An Nam xin đưa ra một số cách để các bạn có thể quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả.
1. Lên kế hoạch cụ thể
Tất cả mọi điều chúng ta có dự định làm thì hãy lên một kế hoạch cụ thể cho nó. Khi đã có những cái cụ thế, chúng ta rất dễ dàng cho việc bắt tay vào làm việc ngay mà không lo sợ những rủi ro xảy ra.
Lúc đó, bạn đã có sự chủ động cho công việc của mình. Chỉ cần bỏ ra 30 phút lên kế hoạch cho một hoạt động thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian cho việc vừa thực hiện vừa giải quyết các vấn đề khác. Đồng thời, nó cũng giúp bạn nhận biết những khó khăn trước khi bắt tay vào làm và có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho công việc một cách tốt nhất.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
2. Sắp xếp thời gian biểu trong tuần
Hãy sắp xếp mọi thứ trong tuần theo một kế hoạch chi tiết và logic. Đảm bảo bạn sẽ thực hiện lần lượt nó một cách hiệu quả và không tốn thời gian.
Nếu bạn không vạch ra những gì mình cần làm cho ngày hôm nay, hay cả tuần cũng không xác định được mọi thứ cần phải thực hiện. Như vậy, bạn rất dễ bị nhầm lẫn hay mất thời gian cho việc chuẩn bị công việc của mình.
Đây là một nguyên tắc cần thiết mà tất cả chúng ta ai cũng nên làm, vì nó chính là lời nhắc nhở chúng ta cho một cuộc sống khoa học.
3. Luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ
Chúng ta dù có thông minh đến đâu cũng không thể nhớ hết mọi điều cũng như không thể đưa ra một ý tưởng trong một khoảng thời gian ngắn. Chỉ cần một cuốn sổ nhỏ để trong túi xách tay, trong ba lô hay trong cốp xe cũng có thể giúp bạn ghi chép lại những ý nghĩ nảy sinh ngoài công việc của mình.
Lên kế hoạch cho quỹ thời gian của mình……
Không chỉ vậy, sự hiểu biết tìm tòi không phải trong sách vở là chính. Bạn có thể quan sát nó ngay bên ngoài cuộc sống đời thường. Những câu nói hay, những trải nghiệm thú vị hay một đoạn trong sách bạn đọc được mà thích nó, hãy ghi chép lại vào cuốn sổ ấy. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy việc đó là vô cùng có ích.
Thay vì việc cố nhớ câu nói ấy là gì, thay vì việc lục tung cả đống sách lên để xem cái đó mình nhìn thấy ở đâu, từ cuốn sách nào. Đơn giản hơn cả, chỉ cần mở cuốn sổ ra, mọi thứ đều có trong đó.
4. Viết ra mọi thứ
Như nói ở trên, không ai có thể nhớ hết tất cả mọi thứ một cách hoàn hảo và chi tiết nhất. Việc bạn viết ra mọi thứ bạn cho là cần thiết và quan trọng thì bạn sẽ không bao giờ quên thực hiện nó.
Đây là một cách tốt nhất để chúng ta có thể kiểm soát được các kế hoạch, dự án cũng như công việc của mình. Giúp bạn sắp xếp công việc một cách có tổ chức hơn.
5. Suy nghĩ trước khi hành động
Tất cả mọi thứ đều phải được suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng trước khi hành động. Có những lúc chúng ta gật đầu đồng ý xong lại hối tiếc. Có những lúc bạn đưa ra một ý kiến cho một kế hoạch nhưng sau khi nghĩ lại thì thấy chưa thực sự hợp lý, hay mình chưa thể nói hết những gì mình muốn.
Chính vì thế, làm việc gì cũng phải kiên trì và có sự suy nghĩ. Tránh vội vàng hấp tấp để rồi dẫn đến những kết quả không mong muốn.