Cách khen người khác
Lời khen là một món ăn tinh thần không thể thiếu ở bất cứ một hoàn cảnh nào, lời khen ngợi giúp chúng ta cảm thấy tự tin, tự hào hơn và làm việc có năng suất hơn. Trong mối quan hệ gia đình lời khen sẽ khiến mọi người gắn kết và gần gũi với nhau hơn, cảm giác mình được đánh giá cao. Tuy nhiên bạn cũng cần có cách khen, tránh trường hợp khen xong mà người được khen chẳng cảm giác gì hoặc xấu nhất lại có tác dụng ngược lại. Tư vấn An Nam xin chia sẻ bài viết “5 bước để khen một người”
Chia sẻ của An Nam
Lời khen là một món ăn tinh thần không thể thiếu ở bất cứ một hoàn cảnh nào, lời khen ngợi giúp chúng ta cảm thấy tự tin, tự hào hơn và làm việc có năng suất hơn. Trong mối quan hệ gia đình lời khen sẽ khiến mọi người gắn kết và gần gũi với nhau hơn, cảm giác mình được đánh giá cao. Tuy nhiên bạn cũng cần có cách khen, tránh trường hợp khen xong mà người được khen chẳng cảm giác gì hoặc xấu nhất lại có tác dụng ngược lại.
1. Nói ra những cảm nhận chung
Bạn cảm thấy thế nào trước những điều người ta làm được, đây chính là cách khen của người trong cuộc mang bản thân bạn vào sự việc của người được khen chứ không đứng từ ngoài để khen. Ví dụ như lời nói khen “bạn làm thiệp đẹp thật” nó sẽ khác với câu khen “tớ cảm thấy rất thích cái thiệp này của bạn, nó đẹp thật”. Người được khen sẽ có cảm giác khác hẳn bởi thứ họ làm được không những đẹp mà còn tạo cảm giác thích thú cho cả người khác.
2. Nói ra những dẫn chứng cụ thể
Bạn khen họ vì những lý do gì? Đưa ra những đặc điểm, dẫn chứng cụ thể khiến bạn muốn dành lời khen cho họ. Cách nói này sẽ giúp cho người được khen cảm giác họ đang khen đúng ý mình, không phải là khen để lấy lệ, người được khen sẽ cảm giác thấy hài lòng hơn với lời khen đó.
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Ví dụ bạn có muốn khen ai đó có cái áo rất đẹp cũng cần chỉ rõ ra những chi tiết nào của chiếc áo khiến bạn thấy nó đẹp “em mua áo ở đâu? cái áo đẹp quá chị đang cần tìm chiếc áo có màu giống của em và có cổ cao giống em mà vẫn chưa tìm được”.
3. Công nhận những khả năng của đối phương
Ghi nhận khả năng của người được khen chính là điều mà người được khen đang chờ đợi, đó là điều họ muốn được công nhận nhất. Điều họ làm được là năng lực và sự cố gắng của họ chứ không phải là sự may mắn hay nhờ vả ai đó mà có được. Chính vì vậy sự công nhận đóng vai trò rất lớn trong lời khen, họ có cảm giác được đánh giá cao và được tin tưởng.
4. Những đóng góp của họ tạo ra hiệu quả gì?
Những đóng góp của họ đã tạo ra những hiệu quả như thế nào? để chứng minh rằng họ xứng đáng được nhận những lời khen đó. Lời khen đó không phải là sáo rỗng, không phải là khen lấy lệ. Người được khen sẽ cảm giác rất vui và thoải mái và chính bản thân họ có động lực hơn để phấn đấu, thậm chí có thể làm được những việc tốt hơn nữa.
5. Lưu ý khi khen
Khen đúng người, đúng việc, không khen sáo rỗng, không khen lấy lệ. Khen đúng người đúng việc bởi vì nếu bạn tâng bốc 1 người lên tận mây xanh trong khi người ta không phải là như vậy chính bản thân người được có sự khó chịu và những người xung quanh. Trường hợp khác bạn có thể biến họ trở thành người ảo tưởng, tự cao, tự đại. Khen lấy lệ lấy lòng người khác có khi bạn không những không lấy lòng được mà còn làm cho người ta phật ý.